Nguồn gốc và lịch sử ra đời của cây bút bi

Trong những loại đồ dùng và vật dụng hàng ngày, bút bi có lẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống đối với các bạn học sinh, sinh viên, cho tới nhân viên văn phòng, giám đốc, … nó như một người bạn thân thiết gắn bó lâu dài với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, khi nhắc đến nguồn gốc của bút bi, không phải ai cũng có thể biết được nó đã được hình thành và ra đời như thế nào. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về người bạn thân thiết của chúng ta qua bài viết bên dưới nhé.

Một số bài viết tham khảo về bút bi

>>> Tham khảo bài viết: Cùng tìm hiểu tất tần tật công dụng của bút bi

Khái niệm về cây bút bi

Bút bi còn có tên khác là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp), là một công cụ phổ biến đối với mỗi con người chúng ta.

Bút bi hoạt động nhờ có chứa một ống mực đặc, khi viết mực được in trên giấy với một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0.5 đến 1.2mm, gắn nơi đầu chứa mực. Loại mực dùng cho bút thường sẽ là loại mực khô nhanh khi được viết trên giấy.

Lịch sử ra đời của cây bút bi

1. Năm 1888: John Loud sáng chế ra bút bi

Vào ngày 30/10/1888, ông John Loud – một nhân viên ngân hàng có hứng thú với việc phát minh. Ông đã tạo một công cụ để có thể giúp chúng ta viết được trên bề mặt thô như gỗ, giấy gói thô và những sản phẩm mà những loại bút thông thường khác không thể viết được.- Nhờ vào sự cố gắng liên tục của mình, ông đã cống hiến hết sức mình để sáng tạo ra một cây bút có thể viết trên da, sử dụng bi kim loại nhỏ, được cố định bằng socket, nhưng mà mặc dù cố gắng đến thế nhưng vẫn thất bại. Vì thế, cho dù ông đã được cấp bằng sáng chế cho sản phẩm của mình nhưng sản phẩm của ông vẫn không được khai thác thương mại.

2. Năm 1930: László Bíró được công nhận vào năm 1938

Vào những năm 1930, ông Lázló trở thành một công tác viên cho một tờ báo chí nhỏ, nhưng điều mà ông vẫn luôn đau đầu nhất là những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị làm hỏng.

Một ngày nọ, ông ra công viên và thấy bọn trẻ vui đùa. Vô tình một viên bi chạy vào vũng nước và để lại một vệt nước dài. Thế là ông nảy ra ý tưởng sử dụng viên bi cực nhỏ đặt vào đầu của cây bút để nó truyền mực từ bên trong ra.

Rồi một ngày ông lại được mời đi thăm một xưởng chuyên in báo và ông để ý rằng loại mực mà người ta thường dùng để in báo thường khô rất nhanh, nhờ đó mà giấy tờ không bị mực làm bẩn và thế là ông Bíró quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như mực in báo.

Từ lúc đi thăm xưởng đó, nhờ thêm giữ giúp đỡ của người anh trai tên George – một kỹ sư hóa học, ông bắt đầu công việc thiết kế ra loại bút mới. Ông László Bíró nhận được bằng sáng chế của Anh Quốc vào năm 1938.

3. Năm 1944: Ông nhận bằng sáng chế của Argentina

Vào ngày 10/6/1944, anh trai của ông Bíró sang Argentine nhận bằng sáng chế. Từ đó bút bi được bán rộng rãi ở thị trường Argentine, thương hiệu là Birome. Bút của ông dần được nhiều người biết đến, sau này nhận được bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.

4. Năm 1945: Ra đời thương hiệu bút bi Reynolds Rocket

Vào năm 1945, nhà sản xuất các loại bút chì Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chuẩn bị bán ra thị trường Hoa Kỳ.- Cùng lúc ấy, vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh tên là Milton Reynolds mua vài mẫu bút bi của Bíró rồi quay lại Hoa kỳ, thành lập nên công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với thương hiệu riêng là Reynolds Rocket.

Cấu tạo cây bút bi

1. Vỏ bút

Vỏ bút thường được làm từ nguyên liệu là nhựa, đôi khi là kim loại. Nhờ vào sự đa dạng và kiểu dáng mới lạ của vỏ bút mà người sử dụng cảm thấy thích thú và cảm thấy thoải mái hơn khi lựa chọn và sử dụng.

Vỏ của cây bút bi

2. Ruột bút

Ruột bút thì có cấu tạo phức tạp hơn, cũng được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, bên trong có chứa mực và được gọi là ống mựa.

Đầu của ống mực có gắn một viên bi sắt mạ crom hoặc niken, viên bi ấy giúp đẩy mựa ra đều hơn.

Ruột của cây bút bi

Phân biệt các loại bút bi

1. Bút bi bấm

Bút bi bấm hiện nay là loại bút được sử dụng phổ biến nhất bởi vì sự tiên dụng mà nó mang lại. Với cấu tạo đơn giản và chắc chắn, khi chúng ta sử dụng, chỉ cần bấm nhẹ phần đầu của bút thì ngòi bút sẽ đưa ra ngoài. Khi viết xong chỉ cần nhẹ nhàng bấm phần đầu bút thêm một lần nữa để ngòi bút được đưa vào lại bên trong.

Bút bi bấm

2. Bút bi vặn

Cấu tạo của bút bi vặn có 2 phần, được kết nối với nhau nhờ khớp nối, khi sử dụng chỉ cần vặn khớp nối để đưa ngòi bút ra ngoài và vặn nhẹ một lần nữa để đưa ngòi bút vào lại bên trong.- Bút bi vặn thường không phổ biến bằng bút bi bấm, vì thao tác phức tạp hơn, không được tiện gọn như như bấm, và cũng không được trơn tru, mượt mà.

Bút bi vặn

3. Bút bi nắp đậy

Bút bi nấp đậy thường được sử dụng bởi những loại mực dạng lỏng, những loại mực này dễ khô và tắc ở ngòi bút nếu bạn để lâu bên ngoài môi trường.

Chính vì vậy, đối với những dạng mực lỏng thì ta cần phải có nấp đậy để ngòi bút không tiếp xúc với không khí của môi trường bên ngoài. Cũng chính vì thế, do thao tác mở nắp mặc dù không thuận tiện cho lắm nhưng khi sử dụng mực lỏng thì sẽ có cảm giác mượt mà hơn.

Bút bi nắp đậy

>>> Tham khảo: +30 mẫu bút quà tặng in logo độc đáo chỉ có tại SAGIFT.VN

Tạm kết

Ngày nay, với những chiếc bút bi nhỏ gọn, thuận tiện cho việc ghi chép của bạn và bạn có thể mang đi bất cứ đâu. Vì vậy, với những chiếc bút bi nhỏ gọn, độc đáo sẽ là một món quà tuyệt vời, Sagift chuyên cung cấp cho bạn những mẫu bút bi giá rẻ với chất lượng tốt nhất tại TPHCM, liên lạc ngay với chúng tôi để có những món quà tặng tốt nhất cho doanh nghiệp.

>>> Tham khảo thêm những bài viết liên quan đến chủ đề bút viết