In lụa là gì? Tìm hiểu về quy trình và ứng dụng của in lụa

In Lụa Là Gì Tìm Hiểu Về Quy Trình Và ứng Dụng Của In Lụa (4)

Theo thống kê có hơn 70% những hình ảnh, logo, slogan trên áo, giấy, tranh và một số các vật dụng khác đều là nhờ vào kỹ thuật in lụa. Có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề in lụa là gì? Các bước quy trình của in lụa được bạn đọc gửi về cho chúng tôi. Do vậy, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc tất tần tật các thông tin bổ ích về kỹ thuật in lụa – một trong những kỹ thuật in phổ biến nhất ở nước ta trong thời đại 4.0 hiện nay.

In Lụa Là Gì Tìm Hiểu Về Quy Trình Và ứng Dụng Của In Lụa (4)

In lụa là gì? Quy trình và ứng dụng của in lụa trong đời sống hiện nay

In lụa là gì? Phân loại công nghệ in lụa

In lụa là gì?

In lụa là một trong những kỹ thuật in phổ biến tại Việt Nam. In lụa còn hay được gọi là in lưới, được sử dụng nhiều trong in ấn thiệp cưới, áo, tranh, túi vải,…..In lụa là tên mà những người thợ trong nghề đặt cho kỹ thuật in này, bởi khi mới hình thành thì bản lưới khuôn in được làm bằng tơ lụa. 

In Lụa Là Gì Tìm Hiểu Về Quy Trình Và ứng Dụng Của In Lụa (2)

In lụa còn hay được gọi là in lưới, được sử dụng nhiều trong in ấn thiệp cưới, áo, v.v..

Đến hiện nay, bản lưới khuôn in đã được thay thế bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, có thể kể đến như vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton,…. hay lưới kim loại. Ngày nay, in lụa được mở rộng sang một cái tên khác là in lưới.

Đây là loại kỹ thuật in sử dụng khuôn đã được định sẵn hình in, có thanh gạt để người thợ có thể tán đều mực lên bề mặt thông qua tấm lưới in.

Phân loại công nghệ in lụa

Kỹ thuật in lụa được chia làm nhiều loại khác nhau, để có thể hiểu rõ hơn về chi tiết từng loại của kỹ thuật in lụa, hãy cùng chúng tôi xem tiếp nội dung ngay dưới đây nhé!

Dựa vào khuôn in

Đầu tiên, dựa vào khuôn in, người ta phân in lụa thành 3 loại như sau:

  • Loại 1 – in lụa thủ công: đúng như tên gọi, loại in lụa này được làm 100% bằng thủ công từ gạt mực đến làm khô. Thông thường cách này tốn khá nhiều thời gian nên chỉ thích hợp áp dụng đối với những đơn hàng nhỏ lẻ.

In Lụa Là Gì Tìm Hiểu Về Quy Trình Và ứng Dụng Của In Lụa (5)

In lụa thủ công được làm 100% bằng thủ công từ gạt mực đến làm khô

  • Loại 2 – in lụa tự động: loại in lụa này được làm hoàn toàn từ máy móc, công nghệ hiện đại. Các thao tác như căn chỉnh, gạt mực hay sấy khô đều thực hiện bằng máy móc. Loại in lụa này không làm tốn thời gian, có thể in số lượng nhiều trong thời gian ngắn.
  • Loại 3 – in lụa nửa tự động: nghe qua tên chắc bạn cũng đã phần nào hình dung được cơ chế hoạt động của kỹ thuật in này. Đúng vậy, đây là loại in lụa có sự can thiệp của máy móc và cả những thao tác thủ công. Những thao tác như căn chỉnh sẽ được thực hiện thủ công, điều này cũng hỗ trợ rút ngắn khá nhiều thời gian và cho năng suất cao hơn in lụa thủ công.

Dựa vào hình dạng khuôn in

Tiếp đến là dựa vào hình dạng của khuôn in, theo cách này người ta chia kỹ thuật in lụa thành 2 loại là khuôn lưới phẳng và không lưới tròn.

Hai loại này được phân chia một cách phù hợp, khi in lên các sản phẩm giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

  • Khuôn lưới phẳng: là khuôn in dạng tấm, thường sử dụng để in lên bề mặt các vật liệu phẳng và mềm như vải, giấy,…..
  • Ngược lại, khuôn lưới tròn thường được sử dụng để in trên các vật liệu có đường cong như chén, các vật dụng gốm sứ, thủy tinh,……

Dựa vào phương án in

Cuối cùng, dựa vào phương án in, người ta chia kỹ thuật in lụa thành 3 loại:

  • Loại 1 – in lụa trực tiếp: được in trực tiếp lên vật liệu cần in. Cách này thường áp dụng đối với những vật liệu in có màu trắng hoặc màu vàng. Do hầu hết những thành phẩm có màu này sẽ không bị tác động bởi màu nền nên chất lượng in rất sắc nét.
  • Loại 2 – in lụa phá gắn: đây là hình thức in được sử dụng cho những sản phẩm có màu nền mà khi sử dụng phương pháp in trực tiếp sẽ bị nhòe. Phương pháp in phá gắn sẽ giúp người thợ in được màu mong muốn lên sản phẩm mà không bị lem hay nhòe màu.
  • Loại 3 – in lụa dự phòng: đây loại phương án in dành cho những vật liệu có màu nền và không thể sử dụng hình thức in phá gắn.

Đặc điểm của kỹ thuật in lụa

Bất cứ một kỹ thuật in ấn nào cũng mang những ưu và nhược điểm nhất định. Do vậy, trước khi quyết định sử dụng phương án in nào, người ta cũng tìm hiểu kỹ từng ưu và nhược điểm của chúng để chọn loại kỹ thuật in phù hợp nhất. Dưới đây là ưu – nhược điểm của in lụa giúp người dùng đưa ra quyết định chọn loại in này hay kỹ thuật in khác.

In Lụa Là Gì Tìm Hiểu Về Quy Trình Và ứng Dụng Của In Lụa (6)

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Ưu điểm

  • Chi phí thực hiện kỹ thuật in lụa khá thấp, không cần tốn quá nhiều chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại.
  • Có thể in đa dạng trên các chất liệu khác nhau từ vải, giấy, nhựa, đến các vật dụng bằng gốm hay thủy tinh,…..
  • Chất lượng hình ảnh và màu sắc in rất sắc nét.
  • Có thể tự do lựa chọn màu sắc in theo ý mình.

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm nổi bật thì in lụa cũng có một số nhược điểm sau:

  • Rất tốn thời gian và chi phí khi in ấn số lượng ít, bởi màu sắc và hình in cho mỗi khuôn là khác nhau.
  • Nếu sử dụng mực in không tốt thì hình in sẽ dễ bị đứt gãy trong thực hiện hoặc khi đã ra thành phẩm.
  • Mực bám rất bền nên rất khó có thể tẩy. Do vậy, cần cẩn thận để tránh bị lem ra ngoài trong quá trình thực hiện.
  • Làm tốn nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn nên không thể lấy ngay như in kỹ thuật số.

6 bước quan trọng của quy trình in lụa

Để tạo ra một sản phẩm in lụa, người ta sẽ trải qua tất cả 6 công đoạn như sau:

Quy trình 6 bước của kỹ thuật in lụa

Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo

Chuẩn bị sẵn khung in, khung thường được làm bằng gỗ hay hợp kim nhôm có hình chữ nhật.

Tiếp đến là phần pha keo, keo cần đạt được độ sệt nhất định để mang lại hiệu quả cao khi phủ lên bề mặt của lưới in.

Bước 2: Chụp bản và tạo khuôn in

Sử dụng keo đã pha ở bước 1, tráng lên bề mặt lưới và mang đi sấy khô. Sau đó, tiến hành chụp phim lên lưới in bằng cách đặt bảng phim lên lớp keo của khuôn in và chụp dưới ánh nắng mặt trời hoặc dưới ánh đèn trắng.

Khoảng 2 – 3 phút sau khi chụp phim, người thợ sẽ tiến hành lấy khuôn in ra xịt nước. Đối với những vị trí vừa chụp phim, lớp keo sẽ nhanh chóng bị nước rửa trôi và mực sẽ dễ dàng thấm qua đó để in lên bề mặt in.

Bước 3: Pha mực

Đây là bước áp dụng cho hình in pha màu. Người thợ sẽ sử dụng những màu in cơ bản và pha trộn chúng lại, tạo thành màu in mong muốn đúng với hình cần in.

Bước 4: In sản phẩm

Ở bước này, người thợ sẽ tiến hành cố định vật liệu cần in trên bàn in bằng một lớp keo dính đặc biệt. Sau đó, đặt khuôn vào vị trí in, cho mực lên và sử dụng thanh gạt kéo mực để mực có thể thấm qua lưới in. Lặp lại thao tác trên ít nhất 2 lần để mực có thể bám đều lên bề mặt.

Bước 5: Làm khô thành phẩm

Sau khi đã hoàn tất in mực lên thành phẩm, người thợ sẽ mang sản phẩm đi làm khô. Có thể phơi hoặc sấy khô từ 12 tiếng đến 48 tiếng để hình in được khô và bám chặt vào sản phẩm.

Bước 6: Rửa khung

Sau khi đã phơi khô thành phẩm, người thợ sẽ tiến thành gỡ phim và đem khung đi rửa kỹ để chuẩn bị cho lần in kế tiếp. 

Những ứng dụng phổ biến của kỹ thuật in lụa

In lụa ngày nay còn được ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Kỹ thuật in lụa thường được ứng dụng nhiều các lĩnh vực sau đây:

  • Được sử dụng để in thiệp cưới, in áo thun, in logo túi vải không dệt, in logo áo mưa, in logo gốm sứ,  in tranh,….
  • Áp dụng in trên các vật liệu có nhiều hình dạng khác nhau như chai, thùng, mạch điện tử,……
  • Là phương pháp in bổ sung cho công đoạn thành phẩm như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…..

In Lụa Là Gì Tìm Hiểu Về Quy Trình Và ứng Dụng Của In Lụa (3)

In lụa được sử dụng để in thiệp cưới, in áo, in túi, in tranh,….

Tạm kết

Hy vọng với những thông tin SAGIFT vừa chia sẻ sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về in lụa là gì và những thông tin liên quan về quy trình và ứng dụng của in lụa trong thực tế hiện nay. 

Nếu Quý khách đang có nhu cầu về các sản phẩm in lụa như áo đồng phục, quà tặng giá tốt, uy tín, chất lượng. Hãy đừng chần chờ và liên hệ ngay với SAGIFT nhé!