Nước ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử, giai đoạn đấu tranh và cũng là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa dân tộc đa dạng. Vì thế trong năm có nhiều ngày lễ để kỷ niệm, ghi nhớ nhìn lại quá khứ hào hùng và tốt đẹp. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc cụ thể các ngày lễ trong năm ở Việt Nam gồm những ngày nào.
Mục lục
Danh sách các ngày lễ trong năm theo lịch âm
1 tháng 1: Tết Nguyên Đán
Tết cổ truyền, đây là ngày Tết quan trọng của nước ta cũng như một số quốc gia châu Á khác. Mọi người cùng quây quần sum họp đoàn viên bên nhau. Cùng trở về nơi chôn rau cắt rốn đó chào năm mới.
15 tháng 1: Tết Nguyên tiêu
Lễ thượng nguyên, đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới, thường có thả đèn lồng và lên chùa cầu an.
10 tháng 3: Giỗ tổ Hùng Vương
Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, ngày lễ giỗ lớn trong năm được tổ chức tại đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nhằm ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của các vua Hùng.
3 tháng 3: Tết Hàn thực
Tiết Thanh Minh, có nguồn gốc từ Trung Quốc nhằm tưởng nhớ công ơn nuôi nấng, dưỡng dục của những người đã khuất. Người Việt thường cúng bánh trôi, bánh chay trong dịp này.
14 tháng 4: Tết Dân tộc Khmer
Dân tọc Khmer là một trong các dân tộc anh em ở nước ta, có cộng đồng rất lớn. Dịp Tết dân tộc của người Khmer được tổ chức vô cùng náo nhiệt và thể hiện nét độc đáo văn hóa rất riêng.
15 tháng 4: Lễ Phật Đản
Đây là ngày lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, ngày lễ cực kỳ lớn. Người dân thường đến dâng hoa, đọc kinh và cầu bình an cho cha mẹ, gia đình, người thân của mình trong ngày này.
5 tháng 5: Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan dương, Tết giữa năm, Tết diệt sâu bọ. Đây là dịp người dân làm lễ tạ ơn trời đất, ăn mừng mùa vụ và cúng thờ ông bà tổ tiên.
7 tháng 7: Lễ thất tịch
Lễ tình nhân của phương Đông, theo truyền thuyết là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Thường vào ngày này sẽ có mưa ngâu, và có lễ hội lớn được tổ chức ở chùa Hà để cầu tình duyên, con cái. Những người chưa có đôi thường ăn chè đậu đỏ vào ngày này để cầu tình duyên.
15 tháng 7: Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan báo hiếu theo quan niệm của đạo Phật, theo sự tích Đại Đức Mục Kiều Liên với chữ hiếu của mình đã cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Đây là ngày lễ thể hiện quan niệm báo hiếu tốt đẹp, tri ân đấng sinh thành ra mình.
15 tháng 8: Tết Trung Thu
Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi, bắt nguồn từ tích vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang đến mùa màng, cuộc sống ấm no tươi tốt. Vào ngày này sẽ có cỗ, trẻ em được tặng lồng đèn, đi phá cỗ rước đèn dưới ánh trăng rằm.
9 tháng 9: Tết Trùng Cửu
Ngày Tết này còn có tên gọi khác là Tết Trùng Dương, bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào nước ta. Ngày này tượng trưng cho sự trường thọ trong cuộc sống, thường tổ chức tiệc nhỏ cho những người lớn tuổi trong gia đình.
10 tháng 10: Tết Trùng Thập (Tết Song thập)
Tết Trung Thập chính là ngày Tết thầy thuốc, Tết cơm mới, Tết Thường Tân, Tết Hạ Nguyên. Vào giai đoạn này thời tiết chuyển giao và thích hợp để cho các cây thuốc sinh trưởng phát triển tốt.
23 tháng 12: Ông Táo chầu trời
Trong ngày này mỗi gia đình ở nước ta dù giàu dù nghèo đều có tổ chức mâm cúng nho nhỏ để tiễn ông Táo về trời. Trong ngày này còn có tục lệ cúng và thả cá chép để làm phương tiện để ông Táo lên bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc gia đình đã thực hiện trong suốt 1 năm vừa qua.
Danh sách các ngày lễ trong năm theo lịch dương
- 01 tháng 1: Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây.
- 09 tháng 1: Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.
- 03 tháng 2: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- 14 tháng 2: Lễ tình nhân (ngày Valentine).
- 27 tháng 2: Ngày thầy thuốc Việt Nam.
- 08 tháng 3: Ngày Quốc tế Phụ nữ.
- 26 tháng 3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- 01 tháng 4: Ngày Cá tháng Tư.
- 30 tháng 4: Ngày giải phóng miền Nam.
- 01 tháng 5: Ngày Quốc tế Lao động.
- 07 tháng 5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
- 09 tháng 5: Ngày của mẹ.
- 19 tháng 5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
- 01 tháng 6: Ngày Quốc tế thiếu nhi.
- 17 tháng 6: Ngày của Cha.
- 21 tháng 6: Ngày báo chí Việt Nam.
- 28 tháng 6: Ngày gia đình Việt Nam.
- 11 tháng 7: Ngày dân số thế giới.
- 27 tháng 7: Ngày Thương binh liệt sĩ.
- 28 tháng 7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam.
- 19 tháng 8: Ngày tổng khởi nghĩa (Cách mạng tháng 8 thành công)
- 02 tháng 9: Ngày Quốc Khánh Việt Nam.
- 10 tháng 9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- 01 tháng 10: Ngày quốc tế người cao tuổi.
- 10 tháng 10: Ngày giải phóng thủ đô.
- 13 tháng 10: Ngày doanh nhân Việt Nam.
- 20 tháng 10: Ngày Phụ nữ Việt Nam.
- 31 tháng 10: Ngày Hallowen.
- 09 tháng 11: Ngày pháp luật Việt Nam.
- 20 tháng 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- 23 tháng 11: Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
- 01 tháng 12: Ngày thế giới phòng chống AIDS.
- 19 tháng 12: Ngày toàn quốc kháng chiến.
- 24 đến 25 tháng 12: Ngày lễ Giáng sinh.
- 22 tháng 12: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
Tạm kết
Ở trên là tổng hợp các ngày lễ trong năm ở nước ta. Như đã tham khảo qua, có thể thấy rằng truyền thống văn hóa ở nước ta vô cùng đa dạng, giàu bản sắc. Hy vọng những thông tin có thể giúp ích cho mọi người và đừng quên tham khảo những loại quà tặng chất lượng giá tốt dùng trong những dịp này có tại SAGIFT:
CÔNG TY TNHH QUÀ TẶNG HOÀNG SA TRƯỜNG SA VIỆT NAM
- Địa chỉ: 47 Bàu Cát 1, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline (Zalo): 093.716.63.46
- Hotline (Zalo): 096.210.73.78
- Fanpage: @hoangsagift
- Email: infosagift@gmail.com